HỘI CHỨNG PARINSON
I. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.
Hội chứng Parkinson do tổn thương hệ thống ngoại tháp mà chủ yếu là ở thể vân và liềm đen (locus niger) sinh ra.
Thể vân có chức năng về vận động: có tác dụng trên trương lực cơ và đóng vai trò trong mọi động tác, nhất là các động tác tự động và các động tác không tự ý.
Dù nguyên nhân do gì, hội chứng parkinson cũng bao gồm các triệu chứng sau đây:
II. LÂM SÀNG.
1. Run:
Run trong Parkinson có những đặc tính sau đây:
- Run khi yên tĩnh, mất hoặc giảm khi hoạt động. Trái với run trong tiểu não và bệnh xơ cứng rải rác, thường run lúc hoạt động.
- Tần số run thường chậm (4-7 lần trong một giây).
Nhịp điệu và biên độ đều đặn:
- Khi mệt mỏi hoặc xúc động thì run nhiều. Lúc ngủ không bị run. Khi dùng thuốc loại scopolamin thì đỡ run.
- Run thường thấy ở các ngọn chi, nhất là các ngọn chi trên. Hiện tượng run này thoạt nhìn có cảm giác như người bệnh đếm tiền hoặc cuộn thuốc lá.
Cũng có khi run cả hai chi, đầu và hàm.
2. Cứng cơ:
Đây là loại co cứng ngoại tháp do sự căng thường xuyên của các cơ. Cứng cơ trong parkinson có những đặc tính sau đây:
- Ngừng gần như hoàn toàn khi nghỉ ngơi, nhất là khi nghỉ ngơi hoàn toàn làm chùng các cơ của toàn cơ thể, lại xuất hiện khi có hoạt động đây là loại cứng cơ khi hoạt động.
- Thường bị ở các gốc chi.
- Trong đoạn chi bị cứng, toàn bộ các cơ đều bị (không trừ nhóm cơ nào, cả cơ gấp lẫn cơ duỗi).
- Không kèm theo sự tăng phản xạ gân xương, các phản xạ gan bàn chân bình thường.
Do tính chất co cứng như thế nên chi ở một tư thế bắt buộc. Nếu tay đang ở tư thế gấp, ta kéo căng tay cho thẳng với cánh tay, do cả cơ gấp và cơ duỗi cùng co, nên ta chỉ duỗi ra từng nấc: đó là hiện tượng bánh xe răng cưa.
- Cuối cùng, sự cứng cơ giảm hoặc mất đi dùng thuốc nhóm scopolamin.
- Do cứng cơ nên có thể thấy thêm các dấu hiệu sau:
3. Tăng phản xạ tư thế.
Ở người bình thường nếu ta thay đổi thụ động một khớp, các cơ trong phạm vi tác dụng của khớp ấy sẽ co lại và giữ cho chi có một tư thế nhất định.
Ở người Parkinson, sự co cứng cơ tăng lên về cường độ và thời gian. Ví dụ: khi gấp bàn chân, rồi bỏ ra, ta thấy cơ cẳng chân trước vẫn còn co và gân của nó vẫn hằn lên rõ rệt.
Hoặc khi ta bị xô ra phía trước, ta thường có xu hướng ngã người lại phía sau để giữ ch khỏi ngã. Ở người Parkinson, vẫn có xu hướng giữ ở tư thế bị xô đẩy, nên rất dễ bị ngã.
4. Động tác chậm chạp:
Mọi động tác đều chậm và có mức độ.
- Đi lại chậm chạp và khó khăn: người bệnh đi từng bước nhỏ, thân ngả về phía trước, tưởng như nếu không làm như vậy sẽ bị ngã.
- Bộ mặt lạnh lùng: các cơ ở mặt ít cử động, làm người bệnh cóbộ mạt lạnh lùng (facíes figé). Người bệnh như buồn rầu.
- Nói chậm và giọng nói đều đều., đôi khi nói lắp.
- Viết run, lúc đầu, chữ còn to, sau nhỏ dần, đôi khi không thể viết được.
5. Mất các động tác tự động:
Khi đi lại, hai tay không ve vẩy, mà cứng đờ.
III. CHẨN ĐOÁN.
1. Chẩn đoán xác định: Dựa trên hai loại triệu chứng:
- Run.
- Cứng cơ.
2. Chẩn đoán phân biệt.
Ở giai đoạn tiến triển, ít khi lầm với các bệnh khác, trong các thể nhẹ và thoáng qua, cần phân biệt với các bệnh sau đây:
2.1. Bệnh xơ cứng rải rác:
Ở đây, run xảy ra lúc hoạt động, đồng thời có giật nhãn cầu, có các rối loạn về tiểu não và bó tháp.
2.2. Hội chứng tiểu não:
Run khi có hoạt động, co giật nhãn cầu.
2.3. Run ở người già:
Run tăng lên khi có vận động tự ý, không co cứng cơ ngoại tháp kèm theo.
3. Chẩn đoán nguyên nhân.
Hai nguyên nhân chính gây ra hội chứng parkinson là xơ cứng động mạch não và viêm não.
3.1. Xơ cứng động mạch não:
Thường xuất hiện vào khoảng 50-60 tuổi. Do rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu não, tạo nên những điểm nhũn não ở vùng cấu tạo xám (formation grise) của não giữa. Bệnh tiến triển chậm
3.2. Sau viêm não:
Thường là di chứng muộn của viêm trục thần kinh
Các triệu chứng của Parkinson xuất hiện một vài tháng hoặc một vài năm sau viêm não. Vì thế phải hỏi kỹ tiền sử người bệnh, nhất là thể viêm não nhẹ thoáng qua tưởng như một cúm thường.
Về lâm sàng, ngoài hội chứng parkinson, còn thấy các di chứng của viêm não như các động tác bất thường, hiện tượng co vặn người (spasme de torsion).
Ngoài ra có thễ gặp nguyên nhân sau đây:
3.3. Do chấn thương:
Chấn thương não kèm theo sốc não như Parkinson ở người đánh quyền anh. Có tác giả cho rằng khoảng 10% các vận động viên quyền anh già, nhất là loại cân nặng, thường bị parkinson.
3.4. U của thuỳ trán hoặc thể vân.
3.5. Ngộ độc:
Ngộ độc sunfua cacbon, oxyt cacbon, mangan…
Nguồn : ykhoanet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét