Đại thể bộ não người
Một cách tổng thể, não bộ gồm :
- Đại não gồm 02 bán cầu
- Não trung gian : Nằm khuất giữa 02 bán cầu đại não
- Gồm
- Đồi thị (Thalamus)
- Vùng dưới đồi (Hypothakamus)
- Vùng trên đồi
- Vùng ngoài đồi
- Bên trong có não thất III thông với cống Sylvius
- Não giữa : Midbrain
- Cuống não
- Củ não sinh tư
- Cầu não (Pons)
- Hành não (Medulla oblongata)
- Tiểu não (Cerebellum)
Xem thêm ở phần giải phẫu sọ não
II. SINH LÝ HÀNH NÃO
1. Đặc điểm cấu tạo
Hành não là phần thần kinh trung ương tiếp nối với tủy sống, nằm ở phần thấp nhất của hộp sọ, ngay sát trên lỗ chẩm.
Hành não là nơi xuất phát của nhiều dây thần kinh sọ (từ dây V đến dây XII) trong đó quan trọng nhất là dây X.
Đặc biệt, hành não là trung tâm của nhiều phản xạ đóng vai trò sinh mạng. Vì vậy, khi hành não bị tổn thương, bệnh nhân sẽ tử vong.
1. Đặc điểm cấu tạo
Hành não là phần thần kinh trung ương tiếp nối với tủy sống, nằm ở phần thấp nhất của hộp sọ, ngay sát trên lỗ chẩm.
Hành não là nơi xuất phát của nhiều dây thần kinh sọ (từ dây V đến dây XII) trong đó quan trọng nhất là dây X.
Đặc biệt, hành não là trung tâm của nhiều phản xạ đóng vai trò sinh mạng. Vì vậy, khi hành não bị tổn thương, bệnh nhân sẽ tử vong.
2. Chức năng của hành não
Hành não có 3 chức năng:
- Chức năng dẫn truyền
- Chức năng phản xạ
- Chức năng điều hoà
2.1. Chức năng dẫn truyền
Hành não có chức năng dẫn truyền cảm giác và vận động tương tự tủy sống vì tất cả các đường dẫn truyền của tủy sống đều đi qua hành não.
Ngoài ra, hành não còn dẫn truyền một số đường vận động và cảm giác khác:
- Vận động các cơ vân ở vùng đầu mặt
- Cảm giác vùng đầu mặt
- Vận động của ống tiêu hóa
Hành não là trung tâm của nhiều phản xạ quan trọng đóng vai trò sinh mạng.
2.2.1. Phản xạ điều hòa hô hấp
Hành não chứa trung tâm hô hấp nên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều hòa hô hấp.
Khi hành não bị tổn thương, hô hấp bị rối loạn dẫn đến tử vong.
2.2.2. Phản xạ tim mạch
Hành não chứa trung tâm vận mạch và nhân của dây X nên nó là trung tâm của nhiều phản xạ quan trọng đối với hoạt động tim mạch:
- Phản xạ giảm áp : Khi huyết áp tăng, các receptor nhận cảm áp suất (baroreceptor) ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh sẽ bị kích thích, từ đây có các xung động đi theo dây Cyon và Hering đến hành não kích thích dây X làm tim đập chậm, yếu, đưa huyết áp trở lại bình thường.
- Phản xạ mắt- tim : Khi ấn mạnh vào nhãn cầu sẽ kích thích vào dây V, xung động đi vào hành não kích thích dây X làm tim đập chậm lại. Phản xạ này được dùng để chẩn đoán và cấp cứu bệnh nhân bị nhịp nhanh kịch phát trên thất.
- Phản xạ Goltz : Đấm mạnh vào vùng thượng vị hoặc khi mổ co kéo các tạng trong ổ bụng nhiều sẽ kích thích mạnh vào phần cảm giác của dây X, xung động truyền về hành não, kích thích dây X đi xuống ức chế tim làm tim ngừng đập và có thể chết.
- Phản xạ bài tiết dịch tiêu hóa
- Phản xạ nhai, nuốt, nôn
- Phản xạ ho
- Phản xạ hắt hơi
2.3. Chức năng điều hòa trương lực cơ
Hành não chứa một nhân xám gọi là nhân tiền đình có chức năng làm tăng trương lực cơ. Ngược lại, ở não giữa có nhân đỏ làm giảm trương lực cơ. Cả hai nhân này cùng phối hợp với nhau để điều hòa trương lực cơ cho cơ thể.
Để chứng minh tác dụng làm tăng trương lực cơ của nhân tiền đình, người ta đã làm thí nghiệm như sau:
Cắt ngang não của một con thỏ ở ranh giới giữa hành não và não giữa ta sẽ thấy tất cả các cơ của con vật đều tăng trương lực vì chức năng của nhân đỏ đã mất và nhân tiền đình phát huy tác dụng.
Con vật sẽ có một tư thế đặc biệt: các chân duỗi thẳng, lưng cong lại, đầu và đuôi gập về phía lưng. Hiện tượng đó gọi là duỗi cứng mất não.
Trong lâm sàng, có thể gặp hiện tượng duỗi cứng mất não ở những bệnh nhân bị tổn thương não nặng.
III. SINH LÝ TIỂU NÃO
1. Đặc điểm cấu tạo
Tiểu não là phần thần kinh trung ương nằm ở hố sọ sau, ngay phía sau thân não.
Tiểu não nối với thân não bằng 3 đôi cuống tiểu não:
Tiểu não gồm có thùy nhộng ở giữa và 2 bán cầu tiểu não ở 2 bên. Mỗi bán cầu tiểu não có một lớp chất xám bao bọc bên ngoài gọi là vỏ tiểu não, bên trong là chất trắng chứa một số nhân xám quan trọng như nhân răng (Dentate nucleus) và nhân mái (Fastigial nucleus).
Vỏ tiểu não gồm có 3 lớp:
1.1. Nguyên tiểu não
Chính là thùy nhộng, đây là phần xuất hiện sớm nhất theo bậc thang tiến hóa, nguyên tiểu não có liên quan mật thiết với nhân tiền đình ở hành não nên nó có chức năng chủ yếu trong việc điều hòa trương lực cơ và duy trì thăng bằng cho cơ thể.
1.2. Tiểu não cổ
Phần này nhận những đường dẫn truyền từ tủy sống đưa lên, trong đó quan trọng là đường cảm giác sâu không có ý thức để từ đó tiểu não điều hòa các động tác tự động, điều hòa trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể.
1.3. Tiểu não mới
Là phần phát triển muộn nhất theo bậc thang tiến hóa. Tiểu não mới phát triển ở những động vật cấp cao và ở người là hoàn thiện nhất.
Tiểu não mới liên quan chặt chẽ với vỏ não để góp phần cùng vỏ não điều hòa các động tác chủ động.
2. Các đường liên hệ của tiểu não
Những đường liên hệ đi vào và đi ra khỏi tiểu não đều đi qua 3 đôi cuống tiểu não:
2.1. Những đường đi vào tiểu não
Hành não chứa một nhân xám gọi là nhân tiền đình có chức năng làm tăng trương lực cơ. Ngược lại, ở não giữa có nhân đỏ làm giảm trương lực cơ. Cả hai nhân này cùng phối hợp với nhau để điều hòa trương lực cơ cho cơ thể.
Để chứng minh tác dụng làm tăng trương lực cơ của nhân tiền đình, người ta đã làm thí nghiệm như sau:
Cắt ngang não của một con thỏ ở ranh giới giữa hành não và não giữa ta sẽ thấy tất cả các cơ của con vật đều tăng trương lực vì chức năng của nhân đỏ đã mất và nhân tiền đình phát huy tác dụng.
Con vật sẽ có một tư thế đặc biệt: các chân duỗi thẳng, lưng cong lại, đầu và đuôi gập về phía lưng. Hiện tượng đó gọi là duỗi cứng mất não.
Trong lâm sàng, có thể gặp hiện tượng duỗi cứng mất não ở những bệnh nhân bị tổn thương não nặng.
III. SINH LÝ TIỂU NÃO
1. Đặc điểm cấu tạo
Tiểu não là phần thần kinh trung ương nằm ở hố sọ sau, ngay phía sau thân não.
Tiểu não nối với thân não bằng 3 đôi cuống tiểu não:
- Đôi trên nối với não giữa
- Đôi giữa nối với cầu não
- Đôi dưới nối với hành não
Tiểu não gồm có thùy nhộng ở giữa và 2 bán cầu tiểu não ở 2 bên. Mỗi bán cầu tiểu não có một lớp chất xám bao bọc bên ngoài gọi là vỏ tiểu não, bên trong là chất trắng chứa một số nhân xám quan trọng như nhân răng (Dentate nucleus) và nhân mái (Fastigial nucleus).
Vỏ tiểu não gồm có 3 lớp:
- Lớp ngoài cùng: là lớp phân tử chứa các nơ ron
- Lớp giữa: là lớp tế bào Purkinje
- Lớp trong cùng: là lớp hạt chứa các tế bào Golgi
1.1. Nguyên tiểu não
Chính là thùy nhộng, đây là phần xuất hiện sớm nhất theo bậc thang tiến hóa, nguyên tiểu não có liên quan mật thiết với nhân tiền đình ở hành não nên nó có chức năng chủ yếu trong việc điều hòa trương lực cơ và duy trì thăng bằng cho cơ thể.
1.2. Tiểu não cổ
Phần này nhận những đường dẫn truyền từ tủy sống đưa lên, trong đó quan trọng là đường cảm giác sâu không có ý thức để từ đó tiểu não điều hòa các động tác tự động, điều hòa trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể.
1.3. Tiểu não mới
Là phần phát triển muộn nhất theo bậc thang tiến hóa. Tiểu não mới phát triển ở những động vật cấp cao và ở người là hoàn thiện nhất.
Tiểu não mới liên quan chặt chẽ với vỏ não để góp phần cùng vỏ não điều hòa các động tác chủ động.
2. Các đường liên hệ của tiểu não
Những đường liên hệ đi vào và đi ra khỏi tiểu não đều đi qua 3 đôi cuống tiểu não:
- Những đường đi vào tận cùng ở vỏ tiểu não.
- Những đường đi ra xuất phát từ nhân mái và nhân răng.
2.1. Những đường đi vào tiểu não
Gồm:
- Bó Gowes (tuỷ-tiểu não chéo) và Flechsig (tuỷ-tiểu não thẳng)
- Bó Goll và Burdach
- Bó tiền đình - tiểu não
- Bó vỏ - cầu - tiểu não
- Bó tiểu não - tiểu não
Hai bó này xuất phất từ các bộ phận nhận cảm ở gân, cơ, khớp sau đó đi vào tủy sống rồi tận cùng ở vỏ tiểu não (tiểu não cổ), cho tiểu não cảm giác về trương lực cơ (cảm giác sâu không có ý thức).
2.1.2. Bó Goll và Burdach
Hai bó này dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức, chủ yếu đi lên vỏ não nhưng có một phần nhỏ đi vào tiểu não, cho tiểu não cảm giác bản thể.
2.1.3. Bó tiền đình - tiểu não
Xuất phát từ một bộ phận nhận cảm thăng bằng của tai trong là mê cung, sau đó đi tới nhân tiền đình ở hành não rồi tận cùng ở thùy nhộng (nguyên tiểu não), cho tiểu não cảm giác về thăng bằng.
2.1.4. Bó vỏ - cầu - tiểu não
Xuất phát từ các vùng vận động của vỏ não, sau đó đi xuống cầu não và tận cùng ở vỏ tiểu não, dẫn truyền các xung động vận động của vỏ não.
2.1.5. Bó tiểu não - tiểu não
Xuất phát từ nhân răng của bán cầu tiểu não bên kia và tận cùng ở vỏ tiểu não bên này, bó này giữ mối liên hệ giữa 2 bán cầu tiểu não.
2.2. Những đường đi ra khỏi tiểu não
Gồm:
- Bó tiểu não - tiền đình
- Bó tiểu não - hành não
- Bó tiểu não - nhân đỏ
- Bó tiểu não - đồi thị - vỏ não
2.2.1. Bó tiểu não - tiền đình
Xuất phát từ nhân mái đi đến nhân tiền đình rồi chia làm 2: một đường đi đến các dây vận nhãn, một đường đi xuống tủy sống rồi đi ra theo dây vận động.
2.2.2. Bó tiểu não - hành não
Xuất phát từ nhân mái đi đến cấu trúc lưới ở hành não.
2.2.3. Bó tiểu não - nhân đỏ
Xuất phát từ nhân răng đi đến nhân đỏ ở não giữa rồi đi xuống tủy sống và theo rễ vận động đi ra ngoài.
2.2.4. Bó tiểu não - đồi thị - vỏ não
Xuất phát từ nhân răng đi lên đồi thị và đi đến vùng vận động của vỏ não.
Xuất phát từ nhân mái đi đến nhân tiền đình rồi chia làm 2: một đường đi đến các dây vận nhãn, một đường đi xuống tủy sống rồi đi ra theo dây vận động.
2.2.2. Bó tiểu não - hành não
Xuất phát từ nhân mái đi đến cấu trúc lưới ở hành não.
2.2.3. Bó tiểu não - nhân đỏ
Xuất phát từ nhân răng đi đến nhân đỏ ở não giữa rồi đi xuống tủy sống và theo rễ vận động đi ra ngoài.
2.2.4. Bó tiểu não - đồi thị - vỏ não
Xuất phát từ nhân răng đi lên đồi thị và đi đến vùng vận động của vỏ não.
3. Chức năng của tiểu não
Tiểu não có chức năng điều hòa trương lực cơ, qua đó giữ thăng bằng cho cơ thể. Đồng thời, tiểu não được xem là một cơ quan kiểm soát và điều chỉnh các vận động cả tự động lẫn chủ động.
3.1. Chức năng điều hòa trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể
Tiểu não nhận cảm giác thăng bằng từ mê cung của tai trong (bó tiền đình - tiểu não) và nhận cảm giác trương lực cơ từ đường cảm giác sâu không có ý thức (bó tủy - tiểu não chéo và thẳng).
Tiểu não sẽ truyền những xung động đi xuống (qua các bó tiểu não - tiền đình, tiểu não - nhân đỏ) để điều hòa trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể.
3.2. Chức năng điều hòa các động tác tự động
Đường ngoại tháp xuất phát từ vùng tiền vận động của vỏ não và các nhân xám dưới vỏ trước khi đi xuống tủy sống đều gửi các xung động đi đến tiểu não, từ đó tiểu não góp phần điều hòa các động tác tự động.
3.3. Chức năng điều hòa các động tác chủ động
Vận động chủ động thực chất do vỏ não điều khiển (vùng vận động). Tuy nhiên, các xung động từ vùng vận động vỏ não trước khi đi xuống tủy sống đều gửi một phần đi đến tiểu não. Đồng thời, tiểu não cũng nhận một phần cảm giác sâu có ý thức từ dưới đi lên (bó Goll và Burdach). Vì vậy, tiểu não cũng tham gia điều hòa các động tác chủ động.
Khi tiểu não tổn thương, các động tác chủ động sẽ bị rối loạn.
4. Hội chứng tiểu não
Khi tiểu não bị tổn thương (u, nhiễm khuẩn, chấn thương...) sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh lý. Tập hợp các triệu chứng bệnh lý đó gọi là hội chứng tiểu não. Một hội chứng tiểu não đầy đủ gồm những biểu hiện sau:
- Giảm trương lực cơ
- Hội chứng 3 sai: sai tầm, sai hướng, sai nhịp
- Run: run khi làm việc, động tác càng phức tạp càng run nhiều.
- Giật nhãn cầu
- Mất thăng bằng: đi lảo đảo, dễ bị ngã, đi hình zích zắc.
- Rối loạn phát âm: nói khi nhanh khi chậm, khi to khi nhỏ, nói khó
1. Đặc điểm cấu tạo
Vùng dưới đồi là một cấu trúc thuộc não trung gian, bao quanh não thất III và nằm quanh hệ thống viền (Limbic)
Gồm tập hợp nhiều nhân xám (khoảng 40 nhân) nằm ngay dưới đồi thị và xung quanh não thất III. Kích thước khoảng 1 cm3.
Các nơ ron cấu tạo vùng dưới đồi chia làm hai loại:
- Nơ ron có chức năng dẫn truyền
- Nơ ron có chức năng bài tiết hormon
- Nhóm trước
- Nhân cạnh não thất
- Nhân trên thị
- Nhân tréo thị
- Nhóm giữa
- Nhân bụng giữa
- Nhân lưng giữa
- Nhân phễu
- Nhóm sau
- Nhân trước vú
- Nhân sau vú
- Nhân củ vú
Vùng dưới đồi là một tổ chức thần kinh có chức năng quan trọng. Về mặt giải phẫu, nó liên quan chặt chẽ với các phần khác của hệ thần kinh và đặc biệt có mối liên hệ mật thiết với tuyến yên, một tuyến nội tiết rất quan trọng. Vì vậy, vùng dưới đồi đóng vai trò như một cầu nối trung gian giữa 2 hệ thống thần kinh và nội tiết để thống nhất chúng thành một hệ thống điều hòa chung đối với cơ thể.
Có thể xem vùng dưới đồi như là một nơi chuyển mã thần kinh - nội tiết.
2.1. Chức năng nội tiết (xem chương nội tiết)
2.2. Chức năng sinh dục
Vùng dưới đồi đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chức năng sinh dục. Trong thời kỳ bào thai (tuần thứ 7 - 12), nếu thai nhi là trai, androgen do tinh hoàn tiết ra sẽ biệt hóa vùng dưới đồi theo hướng “đực”; nếu thai nhi là gái, không có androgen, vùng dưới đồi sẽ biệt hóa theo hướng “cái”.
Từ giai đoạn dậy thì trở đi, tính chất “đực”, “cái” của vùng dưới đồi sẽ quyết định đặc điểm hoạt động của tuyến sinh dục:
- Cái: hoạt động có chu kỳ
- Đực: hoạt động không có chu kỳ
Vùng dưới đồi là trung tâm cao cấp của hệ thần kinh thực vật.
- Phía trước: trung khu của phó giao cảm. Trên thí nghiệm, khi kích thích vùng này có thể gây ngừng tim và chết
- Phía sau: trung khu của giao cảm. Khi kích thích gây ra những biểu hiện cường giao cảm: tim nhanh, giãn đồng tử...
Phía trước của vùng dưới đồi là trung tâm chống nóng, khi kích thích vào vùng này sẽ gây những biểu hiện tăng thải nhiệt: thở nhanh, ra mồ hôi, giãn mạch...
Khi thân nhiệt tăng sẽ kích thích vào trung tâm này.
Một số thuốc hạ nhiệt cũng có thể tác dụng thông qua cơ chế kích thích trung tâm chống nóng.
Phía sau của vùng dưới đồi là trung tâm chống lạnh, khi kích thích sẽ gây ra những biểu hiện tăng sản nhiệt và giảm thải nhiệt: co mạch, tăng huyết áp, tim nhanh...
2.5. Chức năng chống bài niệu
Vùng dưới đồi có chức năng chống bài niệu thông qua ADH (antidiuretic hormon), đây là một hormon do nhân trên thị và nhân cạnh não thất bài tiết, sau đó đưa xuống dự trữ ở thùy sau tuyến yên. ADH có tác dụng làm tăng kích thước lỗ lọc ở ống lượn xa và ống góp để làm tăng tái hấp thu nước ở thận.
Khi nhân trên thị bị tổn thương, ADH giảm, làm giảm tái hấp thu nước ở ống thận, bệnh nhân đái rất nhiều (10 - 20 lít/ngày), tỉ trọng nước tiểu thấp và gọi là bệnh đái nhạt.
2.6. Chức năng điều hòa hoạt động của cơ tử cung và tuyến vú
Chức năng này thông qua hormon oxytocin do nhân cạnh não thất và nhân trên thị bài tiết, sau đó được đưa xuống dự trữ ở thùy sau tuyến yên.
Oxytocin có tác dụng làm co cơ tử cung và tăng bài xuất sữa.
Những kích thích ở cổ tử cung và núm vú sẽ có tác dụng làm tăng bài tiết oxytocin.
2.7. Chức năng dinh dưỡng
Vùng dưới đồi có các trung tâm có liên quan đến ăn uống:
2.7.1. Trung tâm no
Nằm ở nhân bụng giữa. Trên thực nghiệm, khi kích thích trung tâm này, con vật trở nên chán ăn. Ngược lại, nếu phá đi, con vật ăn rất nhiều và trở nên béo phì. Khi nhân bụng giữa bị tổn thương, bệnh nhân ăn không biết no và bị chứng mập phì.
2.7.2. Trung tâm khát
Trên thực nghiệm, khi kích thích trung tâm này, con vật uống rất nhiều. Ngược lại, nếu phá đi, con vật không muốn uống, không ăn lỏng và cuối cùng bị chết khát.
Rất cảm ơn bài viết về não của anh, tôi không phải là người trong ngành y nhưng có vài điều quan tâm và thắc mắc về não bộ, rất mong được anh bỏ chút thời gian giải đáp
Trả lờiXóa1: Cơ chế gây ức chế, bảo hòa não bộ từ đó có phương pháp phòng tránh, và ngược lại cơ chế gây hưng phấn tinh thần, não bộ
2: Từ lúc nào thì khái niệm Stress, trầm cảm bắt đầu du nhập vào nước ta, và thời gian bắt đầu được xã hội quan tâm, báo đài đưa tin nhiều. Thời gian ra đời của các loại thuốc chống trầm cảm một số mốc quan trọng, từ khi nào các loại thuốc đó du nhập vào nước ta và phổ biến trong toa điều trị của các BS.
Rất biết ơn anh bỏ chút thời gian trả lời.
Email liên hệ: hotro_tramcam@yahoo.com.
Bạn đang tìm mua thuốc cai nghiện ma túy. Lan Anh tự hào là nhà phân phối các sản phẩm tốt cho sức khỏe với nhiều năm kinh nghiệm. Luôn bán sản phẩm chính hãng, bán đúng giá. Cam kết chất lượng sản phẩm.
Trả lờiXóa1 bài viết khá chi tiết và dễ hiểu
Trả lờiXóa